PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CAO LÃNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHONG MỸ 4
![]() |
PHAN TẤN MẠNH
ĐỀ TÀI:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN TỐT CÁCH GIẢI BÀI TOAN CÓ LỜI
VĂN- LỚP 5
Dạng toán: “Toán chuyển động đều”
BÁO CÁO
SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
Phong Mỹ, tháng 10 năm 2016
MỤC LỤC
NỘI DUNG |
TRANG |
A. PHẦN MỞ ĐẦU |
|
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI |
|
II. MỤC
ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU |
|
III. GIỚI
HẠN CỦA ĐỀ TÀI |
|
IV. KẾ
HOẠCH THỰC HIỆN |
|
B. PHẦN NỘI DUNG |
|
I. CƠ SỞ
LÍ LUẬN |
|
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN |
|
III. THỰC TRẠNG
VÀ NHỮNG MÂU THUẨN |
|
IV. CÁC BIỆN
PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ |
|
V. HIỆU QUẢ ÁP
DỤNG |
|
C. PHẦN KẾT LUẬN |
|
I. Ý NGHĨA
CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC |
|
II. KHẢ NĂNG
ÁP DỤNG |
|
III. BÀI HỌC
KINH NGHIỆM VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN |
|
IV. ĐỀ XUẤT VÀ
KIẾN NGHỊ |
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
_______________________________________
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2016 - 2017
______________________
|
Mã số |
12 |
I. Sơ lược bản
thân
Họ và tên: Phan Tấn Mạnh . Năm sinh: 1965.
Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên dạy lớp 5/1.
Đơn vị: Trường TH Phong Mỹ 4.
II. Nội dung
1. Khó khăn khi
thực hiện nhiệm vụ được phân công
1.1. Khó khăn
- Đa số học sinh xem môn toán là môn học khó
khăn, dễ chán.
- Trình
độ nhận thức của học sinh không đồng đều : một số học sinh còn chậm, nhút nhát,
kĩ năng tóm tắt bài toán còn hạn chế, chưa có thói quen đọc và tìm hiểu bài
toán, dẫn tới thường nhầm lẫn giữa các dạng toán, lựa chọn phép tính còn sai,
chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích hợp với các phép tính.
- Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi
nhớ bài còn máy móc nên còn chóng quên các dạng bài toán.
1.2. Nguyên nhân
Từ
những khó khăn trên, để giúp học sinh có kĩ năng giải bài toán có lời văn ở lớp
5, với dạng bài toán “ chuyển động đều ” đạt hiệu quả, bản thân tôi đã thực
hiện và tổ chức các hoạt động như sau:
2. Các biện pháp đã thực hiện
2.1-
Học sinh nhận biết “ cái đã cho” và “ cái phải tìm” trong mỗi bài toán, mối
quan hệ giữa các đại lượng có trong mỗi bài toán, chẳng hạn : khi dạy toán về
chuyển động đều thì mối quan hệ đó thể hiện ở quãng đường đi bằng tích của vận
tốc với thời gian đi đường.
2.2/ Học sinh giải được các bài toán hợp với một số
quan hệ thường gặp giữa các đại lượng
thông dụng.
2.3/ Học sinh giải được một số bài toán điển hình được
hình thành từ lớp 4 đến lớp 5 như sau :
* Tìm số trung bình cộng của hai số hoặc nhiều số.
* Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
*Tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số.
* Giải toán về tỉ số phần trăm.
* Bài toán cơ bản về chuyển động đều cùng chiều (hoặc ngược
chiều)
* Giải toán có nội dung hình học
2.4/ Học sinh biết trình bày bài giải đúng quy định
theo yêu cầu bài toán.
Để
đạt được những mục tiêu trên cần thông qua quá trình phát triển từng bước, giáo
viên phải thực hiện thường xuyên, liên tục một số biện pháp như sau :
3. Hiệu quả
Với
những suy nghĩ và tổ chức thực hiện các hoạt động như trên, bản thân tôi tự
đánh giá, khẳng định đã đạt được kết quả như sau:
-
Đã tự học tập và nâng cao được tay nghề trong việc dạy giải toán nói riêng và
cho tất cả các môn học khác nói chung.
-
Đối với học sinh: Các em đã dần dần hiểu nhanh đề bài, nắm chắc được từng dạng
bài , biết cách tóm tắt, biết cách phân tích đề, lập kế hoạch giải, phân tích
kiểm tra bài giải, tâm lý ngán ngại môn toán được thay bằng các hoạt động thi
đua học tập sôi nổi, hứng thú. Các điển hình “làm tính nhanh”, “làm tính đúng”
là điều không thể thiếu trong tiết học. Cụ thể kết quả kiểm tra môn toán của
lớp 5/2 năm học 2016 - 2017 là:
Tổng số học sinh 40 / 17
Thời gian kiểm tra |
Tóm tắt bài toán |
Chọn
và thực hiện phép tính đúng |
||
Đạt |
Chưa đạt |
Đúng |
Sai |
|
Giữa kì I |
28 = 70% |
12 = 30% |
30 = 75% |
10 = 25% |
Cuối kì I |
33 = 82.5% |
07 = 17,5% |
35 = 87,5% |
05 = 12,5% |
Giữa kì II |
36 = 90% |
04 = 10% |
38 = 95% |
02 = 05% |
4. Khả năng vận
dụng
Để
có kết quả giảng dạy tốt đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình và có phương
pháp giảng dạy tốt. Có một phương pháp giảng dạy tốt là một quá trình tìm tòi,
học hỏi và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm của bản thân mỗi người.
Là giáo viên được phân công dạy lớp 5, tôi nhận thấy việc
tích lũy kiến thức cho các em học sinh là cần thiết, nó tạo nên tiền đề cho sự
phát triển trí thức của các em, “nền móng” vững chắc sẽ tạo động lực thúc đẩy
để tiếp tục học lên các lớp trên và hỗ trợ các môn học khác. Giáo viên chỉ là
người hướng dẫn, đưa ra phương pháp giúp học sinh học tập – học sinh phải là
người hoạt động tích cực tìm tòi tri thức và lĩnh hội để biến nó thành vốn quý
của bản thân. Khi làm việc này, để có kết quả như mong muốn thì phải có sự kiên
trì, bền chí của cả hai phía giáo viên – học sinh vì thời gian không phải là 1
tuần, 2 tuần là các em học sinh sẽ có khả năng giải toán tốt mà đòi hỏi phải
tập luyện lâu dài trong cả quá trình học tập của các em.
Trên đây là những ý kiến của tôi đưa ra, có thể còn nhiều hạn
chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến của cấp lảnh đạo và của bạn đồng nghiệp để
phương pháp giảng dạy của tôi được nâng cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
|
Phong Mỹ, ngày 24 tháng
3.năm 2017 |
|
Xác nhận của
Thủ trưởng đơn vị |
Người viết Phan Tấn Mạnh |