Trang chủ » CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP HẠNG II » CHUYÊN ĐỀ 9: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

CHUYÊN ĐỀ 9: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

 

CHUYÊN ĐỀ 9: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

BÀI THU HOẠCH

Đề bài: Thầy/cô hãy đề xuất một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở tiểu học với các mục như sau:

 1. Tên đề tài (thầy/cô tự đề xuất).

 2. Nêu lý do chọn đề tài.

3. Mục tiêu của đề tài.

Bài làm:

Đề tài: Phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh qua Hoạt động mở rộng trong dạy học Tiếng Việt 1.

Mục tiêu của đề tài:
“Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Qua câu nói cho ta thấy ông cha ta đã xác định lời nói rất quan trọng. Trong giao tiếp lời lẽ phải có sự lựa chọn, cân nhắc vì một khi đã nói ra thì không sao rút lại được. Chính vì thế để giúp học sinh có được ý thức nói năng rõ ràng, đủ ý và phù hợp trong mọi tình huống là rất cần thiết.
Thông qua hoạt động nói các em sẽ phát huy được vốn từ, ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, nói đúng cấu trúc ngữ pháp, mở rộng thêm từ ngữ, làm cơ sở cho việc tiếp thu tri thức sau này. Cũng nhằm hình thành thói quen, ý thức giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hoàn thiện nhân cách con người  .Ngoài việc cung cấp cho học sinh hệ thống câu từ, lời nói còn rèn luyện cho các em tính cẩn thận, sự tự tin trước đám đông, trách nhiệm với bản thân và tôn trọng người tham gia giao tiếp.Mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho HS qua Hoạt động mở rộng trong dạy học tiếng việt 1 thể hiện qua thực hành các kỹ năng nói trong những môi trường giao tiếp cụ thể. Điều này góp phần chỉ đạo việc biên soạn nội dung chương trình sách giáo khoa và chi phối các nguyên tắc, phương pháp dạy học môn tiếng Việt nói chung và môn tiếng Việt lớp 1 nói riêng. Mỗi phân môn, mỗi tiết học, mỗi nội dung dạy học đều hướng tới mục đích phát triển của lời nói.

Giúp học sinh sử dụng thành thạo tiếng Việt. Đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục chương trình môn tiếng Việt mới đã được triển khai đại trà trên toàn quốc. Một trong những quan điểm cơ bản của xây dựng chương trình là quan điểm giao tiếp và quan điểm này đã được thể hiện khá rõ trong sách Tiếng Việt 1, nhất là sự xuất hiện của nội dung luyện nói trong Hoạt động mở rộng được coi như một nội dung độc lập. Đây là một nội dung mới trong SGK Tiếng Việt 1. Việc dạy học nói mới bắt đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói – một trong những kỹ năng giao tiếp quan trọng của con người.

 Thế nhưng trong thực tế hiện nay ở những giờ luyện nói trong Hoạt động mở rộng tình trạng học sinh nói không đủ ý,nói chưa tròn câu, ngôn ngữ diễn đạt còn lộn xộn, chưa lô gic. Nhiều học sinh nhút nhát không muốn trình bày, chia sẻ với các bạn những điều mình nghĩ, mình biết hoặc có nói thì cũng nói trống không, không rõ nghĩa, chưa trôi chảy. Đây là vấn đề nhiều giáo viên gặp khó khăn cần có hướng khắc phục .

Lý do chọn đề tài: Học sinh lớp một không chỉ có năng lực Đọc, Viết mà còn có năng lực nói. Việc nói sẽ đi suốt cả một quá trình học cũng như để giao tiếp ở học sinh được hay thì cần phải có năng lực nói. Đây là lý do mà tôi đã chọn đề tài Phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh qua Hoạt động mở rộng trong dạy học Tiếng Việt 1

PHẦN THẢO LUẬN NHÓM 1

Câu 3: Nêu các bước (có giải thích) để thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

Trả lời: Quy trình để thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở Tiểu học được xây dựng qua 7 bước như sau:

Bước 1:  Xác định hiện trạng( thực trạng)

- Phát hiện ra những hạn chế, thiếu sót, chưa tốt: Ví dụ: Học sinh lớp 1, năng lực nói còn hạn chế. HS chỉ biết nói một câu, hay chỉ biết trả lời “có” hoặc “không”, “ đúng; không đúng”, HS không chú ý.

- Xác định các nguyên nhân, nguyên nhân chính gây ra: Giáo viên: Chưa quan tâm đến HS ít nói, nói chậm, chỉ chú trọng đọc , viết cho HS, chưa linh hoạt trong phương pháp dạy. Học sinh: Không chịu học, lười học, nghiện game. Phụ huynh: Cha, mẹ chưa quan tâm việc học và trò chuyện giao tiếp trong cuộc sống, chưa có sự phối hợp với giáo viên.

Bước 2: Giải pháp thay thế

- Tìm tòi, suy nghĩ các giải pháp có thể thay thế: Giúp học sinh phát triển lời nói trong giao tiếp. Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ và phong phú. Tham gia hoạt động trải nghiệm. Vận dụng linh hoạt phương pháp dạy.

- Tìm hiểu lịch sử của vấn đề xem nó đã từng được giải quyết như thế nào, kết quả ra sao: Học sinh chỉ nói tròn câu được khi có sự giúp đỡ trực tiếp của giáo viên trong thời điểm đó, HS chưa có thói quen nói tròn câu trong học tập và giao tiếp. Cách tổ chức lớp học gập khuôn dẫn đến tình trạng HS chán ngán trong một giờ học, nên việc nói chưa được mở rộng.

 - Đặt ra các câu hỏi tại sao lại có tình trạng như vậy: Vì sao học sinh không muốn nói? Vì sao nội dung/ bài học này không thu hút học sinh tham gia? Phương pháp này có nâng cao kết quả học tập, giao tiếp của học sinh hay không? Có cách nào tốt hơn để thay đổi nhận thức của cha mẹ học sinh trong việc giáo dục trong nhà trường không? Vì sao GV không thực hiện đổi mới PPDH?

- Cách thức thực hiện, đánh giá các giải pháp thay thế

+ Giúp HS phát triển lời nói trong giao tiếp: GV tạo không khí lớp học thân thiện( xoa đầu, cài nút áo) cởi mở, hòa đồng, tạo điều kiện HS phát biểu giao tiếp, GV giúp đỡ động viện khuyến khích các em phát biểu, từ đó các em sẽ tự tin và mạnh dạn nói hơn.

+ Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ và phong phú: GV chuẩn bị vật thật, tranh ảnh, clip từ đó HS hứng thú, phấn khích  học tập hơn.

+ Tham gia hoạt động trải nghiệm: GV tổ chức cho HS ngoài giờ lên lớp,các hoạt động vui chơi để HS được trải nghiệm, từ đó HS sẽ ghi nhớ khắc xâu kiến thức và khả năng giao tiếp qua các hoạt động sẽ hiệu quả hơn.

+ Vận dụng linh hoạt phương pháp:

Cá thể hóa HS: GV đưa ra các câu hỏi đơn giản và rõ ràng phù hợp từng đối tượng HS như HS ở mức tốt, HS ở mức hoàn thành, HS ở mức cần cố gắng.

Đóng vai: HS tham gia vai diễn, trình bày sau đó nhận xét đánh giá khen ngợi.

Động viên khen thưởng: GV tổ chức lớp học thân thiện, động viên cởi mở, HS nói nhỏ GV động viên các em nói lớn hơn, các em chưa nói tròn câu, nói vấp giúp đỡ em nói tròn câu, nói đúng sẽ khen vỗ tay khích lệ HS.

Các phương pháp trên được thực hiện thì HS sẽ nói to hơn, mạnh dạn hơn nói tròn câu hơn, các em sẽ hứng thú phát biểu và học tập hơn.

Bước 3: Vấn đề nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu: Phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh qua Hoạt động mở rộng trong dạy học Tiếng Việt 1.

Bước 4: Thiết kế, giả thiết

Bảng 1. Thống kê số câu học sinh nói được trong Hoạt động mở rộng

Tổng số học sinh

Nói được

2 - 3 câu

Nói được

một câu

Chưa nói được

thành câu

26

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

3

11.5%

8

30.8%

15

57.7%

Bảng 2. Kết quả sau khi áp dụng biện pháp

Tổng số học sinh

Nói được

2 - 3 câu

Nói được

một câu

Chưa nói được

thành câu

26

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

22

84.6%

4

15.4%

 

 

Bước 5: Đo lường kết quả

Đo lường kỹ năng: HS nói lưu loát, tròn câu, mạnh dạn hơn.

Đo thái độ: Ham học, ham thích phát biểu ý kiến.

Đo hiệu quả: HS tích cực nói, thích nói và chủ động nói tròn câu.

Bước 6: Phân tích, xử lý

Qua biểu đồ có thể thấy tỉ lệ học sinh nói được 2 - 3 câu rành mạch đã tăng lên đáng kể (đạt 84.6 %). Không có học sinh chưa nói được thành câu. Tất cả học sinh đều mạnh dạn khi giao tiếp, nói to rõ ràng, biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của bạn. Như vậy, sau khi áp dụng các biện pháp trên, hiệu quả mang lại không chỉ cho học sinh trong hoạt động luyện nói mà còn giúp học sinh mạnh dạn khi giao tiếp, nói to rõ ràng ở tất cả những tiết học khác.

Bước 7: Kết quả nghiên cứu.

Hs nhút nhát, lười nói khi áp dụng biện pháp trên HS trở nên tự tin, mạnh dạn và thích nói hơn.

Giáo viên cần thay đổi linh hoạt, sáng tạo các phương pháp để hướng dẫn học sinh học tập và giao tiếp qua từng nội dung bài để đạt hiệu quả.

Giáo viên tổ chức họp mặt với phụ huynh cùng trao đổi nhau để giáo dục các em đạt hiệu quả.

Những biện pháp trong đề tài này có thể vận dụng triển khai thực hiện ở các

khối lớp 1 khác nhau trên mọi địa bàn và đạt hiệu quả tốt cho các cấp học tiếp theo.


Copyright © 2018 - All Rights Reserved. Design by Thiết kế web blogspot Hòa Trần