» Unlabelled » (BÀI THU HOẠCH)CHUYÊN ĐỀ 9 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

(BÀI THU HOẠCH)CHUYÊN ĐỀ 9 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

 







 UBND HUYỆN CAO LÃNH

TRƯỜNG TH PHONG MỸ 4

         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

         Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                 Phong Mỹ, ngày 25 tháng 12 năm 2020

 

CHUYÊN ĐỀ 9

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

 


BÀI THU HOẠCH

ĐỀ TÀI:

Sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động củng cố môn Toán cho học sinh lớp Hai/3 Trường Tiểu học Phong Mỹ 4

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Để tiếp thu tốt nội dung kiến thức Toán lớp 2, ngay từ đầu năm học, học sinh (HS) cần phải đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng lớp 1 đó là: biết thao tác tính và thực hành các dạng toán trong phạm vi 100 như: biết đếm, đọc, viết, so sánh, cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100. Bước đầu biết sử dụng các đơn vị đo: cm, ngày, tuần lễ, giờ trong tính toán và đo lường; nhận biết được một số hình đơn giản (điểm, đoạn thẳng, hình vuông, hình tam giác, hình tròn). Biết giải các bài toán có một phép tính cộng hoặc trừ.

Thế nhưng trên thực tế trong quá trình giảng dạy lớp 2/3 bản thân tôi nhận thấy lớp mình còn nhiều HS chưa nắm vững còn hay quên chuẩn kiến thức, kĩ năng, thao tác tính và thực hành chưa chắc và chính xác. Chưa ý thức trong việc nhận dạng các dạng bài tập, còn làm bài tập chậm, ngại thực hành tính và lười làm bài tập.

Để tiết dạy Toán thành công, ngoài việc làm cho hoạt động khởi động ấn tượng; tổ chức tìm hiểu bài mới chính xác, dễ hiểu; giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời trong lúc HS thực hành làm bài tập thì việc tổ chức cho HS hoạt động củng cố đa dạng, hấp dẫn là một bước không thể thiếu nhằm đánh giá lại khả năng tiếp thu của các em để tiếp tục công việc phụ đạo, bồi dưỡng và tổ chức bài học kế tiếp.  

Trong dạy học có các hình thức củng cố sau: củng cố bằng câu hỏi nêu vấn đề được giáo viên (GV) đưa ra ở đầu tiết học; củng cố bài học bằng sơ đồ, bản đồ, tranh ảnh; củng cố bằng phim, tư liệu; củng cố bài học bằng bảng tóm tắt, bảng so sánh các sự kiện, hiện tượng; củng cố bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan,… Nhưng trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy HS lớp mình hứng thú với hình thức sử sụng trò chơi học tập để củng cố hơn hết vì hình thức này mang lại niềm vui và sự tự tin cho đa số HS. Nó giúp HS tự vận dụng mà không cần sự hỗ trợ của GV khi các em đã biết cách tổ chức. Mặc dù khi bắt đầu làm quen các em còn lúng túng, chơi chưa đúng yêu cầu đặt ra.

Thông qua quan sát đầu năm tôi ghi nhận kết quả như sau:

Tổng số

Nắm kiến thức và tham gia chơi trò chơi tốt

Nắm kiến thức và tham gia được trò chơi

Nắm kiến thức và tham gia trò chơi chưa tốt

27 HS

12 HS

44.44%

8 HS

29.63%

7 HS

25.93%

Bảng 1. Khả năng tiếp thu kiến thức và tham gia trò chơi củng cố môn Toán của HS lớp Hai/3 đầu năm học

Như vậy, số HS nắm kiến thức và tham gia trò chơi chưa tốt còn cao. Với vị trí quan trọng của trò chơi củng cố, thực trạng HS của lớp cùng với môn Toán có nhiều mảng kiến thức tạo điều kiện cho việc khai thác các trò chơi. Tôi quyết định chọn và thực hiện biện pháp: “Sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động củng cố môn Toán cho học sinh lớp Hai/3 Trường Tiểu học Phong Mỹ 4” .

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:

Mạch kiến thức Toán lớp 2 vẫn dựa trên nền tảng Toán lớp 1 nhưng một số yêu cầu cần đạt cao hơn. HS cần nhớ các khái niệm, các quy tắc, chuyển qua tính có nhớ, đặc biệt là làm quen với 2 phép tính mới đó là nhân, chia,... Điều này buộc phải HS tư duy nhiều, thao tác nhanh và chính xác hơn. Các em cần nhiều ấn tượng trong quá trình học tập, nên phải huy động nhiều giác quan, vận động đa dạng và phong phú hơn trong việc tiếp thu và thực hành.

HS tiếp thu bài tốt, nắm vững chuẩn kiến thức, kĩ năng, thao tác tính, thực hành nhanh và chuẩn xác. Biết cách nhận dạng các dạng bài tập, ý thức tự giác làm bài tập.

        HS hăng hái tham gia trò chơi, tham gia chơi vui vẻ, nhiệt tình; sẵn sàng chuẩn bị đồ dùng ở nhà khi GV yêu cầu, đồ dùng đẹp, khoa học;  nắm rõ luật chơi, chơi đúng luật, hiểu ý nghĩa, lợi ích của trò chơi; nhiều em mạnh dạn làm quản trò, tích cực làm phong phú, phát triển trò chơi; biết vận dụng trò chơi ngoài không gian lớp học. Vì những mục tiêu trên tôi đã đưa ra các biện pháp tích cực để học sinh có thể thực hiện tốt hơn.

Copyright © 2018 - All Rights Reserved. Design by Thiết kế web blogspot Hòa Trần